Răng sữa ơi! Khi nào mới mọc?

Răng sữa ơi! Khi nào mới mọc?

Răng sữa của bé sẽ mọc đầy đủ trong khoảng 2 năm đầu đời. Có bé bắt đầu quá trình này rất sớm từ khoảng 4-5 tháng tuổi, nhưng cũng có bé đến tận 1 tuổi mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì thế mẹ đừng lo lằng nhé!

Mầm răng sữa của bé sẽ bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 của bào thai. Đến tuần thứ 18-20, tất cả 20 mầm răng sữa sẽ bắt đầu ngấm vôi. Và trung bình khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, quá trình mọc răng sữa sẽ bắt đầu theo thứ tự sau:

  • 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 5-12 tháng
  • 4 răng cửa bên: 9 -16 tháng
  • 4 răng hàm đầu tiên: 13 - 16 tháng
  • 4 răng nanh: 16 - 22 tháng
  • 4 răng hàm thứ 2: 23-33 tháng

Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc là răng cửa hàm dưới, thời gian mọc bình thường của răng này trong khoảng từ 6-10 tháng (theo ADA - Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ). Vậy nếu quá 16 tháng không mọc răng cửa hàm dưới thì gọi là chậm mọc răng.

Nếu bé dưới 16 tháng mà vẫn chưa mọc răng và bé vẫn phát triển bình thường về thể chất và tinh thần thì ba mẹ chưa cần phải lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, mọc răng muộn không gây nguy hiểm cho răng vĩnh viễn hoặc sức khỏe răng miệng lâu dài của bé.

Nếu bé chậm mọc răng hơn thời gian dự kiến, kèm theo tình trạng còi cọc, thiếu chiều cao, cân nặng, chậm vận động, thóp rộng… thì ba mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời, chứ không nên chờ tới 16 tháng.

Vai trò quan trọng của răng sữa:

  • Giúp bé nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn
  • Giữ chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này
  • Kích thích xương hàm phát triển
  • Giúp bé tập nói và phát âm
  • Thẩm mỹ

Khi những chiếc răng sữa giữ vai trò quan trọng như vậy thì hậu quả gì nếu bé bị sâu, mất răng sữa do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt?

  • Di lệch các răng kế cận, sai lệch tương quan khớp cắn với răng số 6 (răng vĩnh viễn), lệch đường giữa
  • Giảm chiều dài và chu vi cung răng, làm thiếu chỗ cho răng hàm nhỏ: mọc kẹt, lệch
  • Trồi dài các răng đối diện
  • Ảnh hưởng đến thời gian mọc của các răng vĩnh viễn thay thế
  • Ảnh hưởng tới sức nhai của hàm và sức khỏe của bé
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ảnh hưởng tới phát âm, giọng nói của bé
  • Các yếu tố làm nặng thêm: bất thường cơ, thói quen xấu, tồn tại một khớp cắn sai lạc ...

Thời điểm bé mọc răng sữa, cũng là khi bé khởi động quá trình ăn dặm của mình. Tuy rằng có những bé mọc chiếc răng đầu tiên rất trễ, nhưng hàm của bé lúc này đã rất cứng rồi bởi mầm răng sữa đã có từ khi bé còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ hãy cho bé ăn dặm kết hợp với việc luyện tập cơ hàm khoẻ mạnh và tập các kỹ năng ăn uống như tập nhai, nuốt và xử lý thức ăn.

Lực nhai vừa phải khi ăn các thức ăn hầm mềm như củ quả, bánh ăn dặm… cũng sẽ kích thích quá trình mọc răng của bé diễn ra nhanh hơn. Và khi mọc răng, bé sẽ trở nên biếng ăn, bỏ cháo bỏ sữa..., nhưng bé lại rất thích được gặm/ nhai vì ngứa nướu. Đây sẽ là cơ hội tốt để mẹ cho bé tập nhai, nuốt và xử lý thức ăn thô hơn cháo, bột.

Trong quá trình ăn dặm của bé, Ghế ăn là một phần quan trọng giúp bé ăn ngon, tiêu hoá tốt và thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

Các sản phẩm tập ăn dành cho bé của Autoru với chất liệu cao cấp, thiết kế phù hợp theo từng giai đoạn tập ăn của bé, giúp bé có tư thế ngồi đúng chuẩn để tiêu hoá tốt thức ăn và tránh những nguy cơ không tốt như trào ngược hay nôn trớ khi ăn.

Dành cho bé từ 4 tháng trở lên tập ăn (khi bé chưa thể tự ngồi vững):

XE NHÚN ĂN BỘT CÓ MUI F2 

GHẾ BẬP BÊNH F1

← Bài trước Bài sau →
article