Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng, chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ cũng như nhiều các cơ quan trong cơ thể. Thực tế trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình từ 16-18 giờ một ngày trong hai tuần đầu tiên. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thức dậy thường xuyên và hiếm khi ngủ quá 4 giờ đồng hồ, thậm chí vào ban đêm. Ngoài ra, còn rất nhiều điều thú vị về giấc ngủ của trẻ sơ sinh mà có thể bạn chưa khám phá hết. Hãy cùng Autoru tìm hiểu về những bí mật của giấc ngủ qua bài viết sau đây nhé!
Trẻ sơ sinh không cần yên tĩnh mới có thể ngủ
Có thể mẹ không biết, nhưng hầu hết giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể diễn ra ở những nơi ồn ào nhất, hoặc nhiều ánh sáng nhất. Bé cưng trải qua 9 tháng trong bụng mẹ, và đó không phải là một nơi yên tĩnh. Thực tế, những âm thanh như nhịp tim của mẹ, tiếng hoạt động của hệ tiêu hóa, và các chức năng khác trong cơ thể cũng khá ồn ào. Tuy nhiên, qua hết giai đoạn này, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài, và có một lịch trình ngủ nhất định, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.
Trẻ sơ sinh thường thức dậy vào ban đêm
Mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải thức dậy giữa đêm để dỗ và cho con bú. Tuy nhiên, hơn 95% các bà mẹ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cũng phải chịu chung “số phận” với bạn. Trung bình, các bé phải thức ít nhất 3 lần vào mỗi đêm.
Bé cũng nằm mơ khi ngủ
Trong giấc ngủ của trẻ, không chỉ số lần nằm mơ, thậm chí thời gian mơ của bé cưng còn nhiều hơn cả người lớn. Ở người lớn, chỉ có khoảng 20% thời gian ngủ cho một giấc mơ, trẻ sơ sinh thậm chí “tiêu tốn” 50% thời gian ngủ của mình để mộng mơ.
Quấn khăn khi ngủ có thể giúp con ngủ ngon giấc
Việc quấn khăn cho bé sẽ tạo ra một áp lực nhẹ xung quanh cơ thể bé, tạo cho bé cảm giác an toàn như cảm giác khi con nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, không phải bé nào cũng thích bị bó buộc trong lớp khăn.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ khi ồn ào
Khi ngủ, bé có thể nấc, tạo ra tiếng huýt gió hoặc thậm chí tiếng nuốt nước bọt ừng ực trong cổ họng. Ngoài ra, bởi vì bé dành phần lớn thời gian của mình để nằm mơ, nên cũng sẽ có một số tiếng động con gây ra khi nằm mơ nữa mẹ nhé!
Nhu cầu giấc ngủ của bé theo độ tuổi
Tùy từng bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau, có thể ngủ trưa nhiều nên ngủ tối ít hoặc ngược lại, nhưng mẹ nên đảm bảo để giấc ngủ của trẻ sâu và đủ. Dưới 12 tháng tổng thời gian ngủ của bé từ 14 – 16 giờ mỗi ngày. Thời lượng giấc ngủ này giảm dần khi bé lớn lên.
Bé cần có không gian ngủ an toàn
Việc tạo ra một không gian ngủ an toàn cho bé là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bé. Một không gian ngủ an toàn không chỉ đơn giản là một nơi để bé nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, còn là môi trường mà bé có thể phát triển mạnh mẽ. Trước hết, việc lựa chọn một chiếc giường và đệm phù hợp với tuổi của bé là rất quan trọng. Giường cần phải có các thành cản bảo vệ để không cho bé rớt ra ngoài trong khi ngủ, đồng thời đệm cần phải được thiết kế sao cho không gây khó chịu hoặc kích ứng da của bé. Việc tạo ra một không gian ngủ an toàn cho bé không chỉ là nơi để bé có thể nghỉ ngơi mà còn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé.
Xem thêm: Khi nào bé sẵn sàng sử dụng ghế ăn dặm để dùng bữa cùng gia đình
Trẻ sơ sinh có những cách ngủ riêng
Trẻ sơ sinh thường có những cách ngủ riêng biệt, và điều này là hoàn toàn bình thường. Mỗi em bé có thể phản ứng khác nhau với việc ngủ, phụ thuộc vào tính cách, sức khỏe và yếu tố môi trường. Một số bé thích nằm nghiêng, trong khi một số khác lại thích nằm sấp. Một số trẻ sơ sinh có thể cần phải được ôm hoặc đung đưa nhẹ nhàng để dễ dàng vào giấc ngủ.
Các bậc ba mẹ thường phải tìm hiểu các cách ngủ phù hợp nhất cho bé của mình. Có thể bao gồm việc sử dụng gối ôm, nôi điện cho bé hoặc tạo ra môi trường yên tĩnh và thoải mái cho bé. Quan trọng nhất, đảm bảo rằng bé được đặt ở một vị trí an toàn để ngủ, tránh nguy cơ nghẹt thở và các vấn đề an toàn khác.
Chu kỳ giấc ngủ của bé khác nhau
Chu kỳ giấc ngủ của bé có thể khác nhau tùy thuộc vào tuổi của bé, yếu tố cá nhân, và cả môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh thường có chu kỳ ngủ ngắn, liên tục và thường xuyên, với các giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Trong giai đoạn này, bé thường thức dậy để ăn, thay tã hoặc chỉ cần sự chăm sóc từ mẹ.
Khi bé lớn hơn, chu kỳ giấc ngủ có thể thay đổi. Bé bắt đầu có thể ngủ qua đêm mà không cần thức dậy để ăn. Tuy nhiên, các giấc ngủ ban đêm vẫn thường bị gián đoạn bởi các yếu tố như sợi lông từ chăn, tiếng ồn từ môi trường xung quanh hoặc rối loạn giấc ngủ.
Khi bé lớn hơn nữa, chu kỳ giấc ngủ có thể trở nên ổn định với các giấc ngủ đêm dài hơn và ít thức dậy hơn. Tuy nhiên, việc bé thức dậy trong đêm vẫn có thể xảy ra do ác mộng, cảm lạnh hoặc các yếu tố khác.
Những bí mật của giấc ngủ ở trẻ thường là điều mà chúng ta không thể hoàn toàn hiểu được. Mỗi em bé có một cách ngủ riêng biệt và các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé cũng đa dạng. Từ việc mơ mộng về thế giới mới, đến việc phát triển của hệ thần kinh và sự phát triển về tinh thần, giấc ngủ của trẻ là một quá trình phức tạp và kỳ diệu. Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn hiểu được tất cả những gì đang diễn ra trong giấc ngủ của bé, nhưng điều quan trọng là tạo ra một môi trường ngủ an toàn và thoải mái để hỗ trợ sự phát triển và nghỉ ngơi của bé. Qua bài viết trên hy vọng với những thông tin mà Autoru đem đến cho bạn có thể giúp bạn hiểu được một phần nào giấc ngủ của bé.
Xem thêm những sản phẩm của Autoru: