Lượng thức ăn của bé bao nhiêu là đủ khi trong quá trình ăn dặm

Lượng thức ăn của bé bao nhiêu là đủ khi trong quá trình ăn dặm

Trong quá trình chăm sóc bé, một trong những lo lắng lớn nhất của các bậc phụ huynh là làm sao để đảm bảo rằng bé được cung cấp đầy đủ lượng thức ăn. Việc quản lý chế độ ăn uống cho trẻ nhỏ không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần có kiến thức về dinh dưỡng. Nhưng làm thế nào để biết rằng bé đang ăn đúng lượng và đủ chất? Đó là một câu hỏi mà nhiều bậc ba mẹ phải suy nghĩ hàng ngày. Vậy thì hãy cùng Autoru khám phá và hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng của bé từ những ngày đầu tiên của cuộc sống.

Thời điểm nào thì bé bắt đầu ăn dặm?

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ có thể ăn dặm khi có một số biểu hiện như:

  • Bé có thể ngẩng cao đầu và tự ngồi thẳng trên ghế cao.
  • Bé có sự tăng cân đáng kể (gấp đôi hoặc hơn so với trọng lượng lúc mới sinh)
  • Có thể ngậm được thìa và di chuyển thức ăn vào sâu trong khoang miệng

Khi bé đảm bảo những biểu hiện trên, đó là lúc mẹ nên khởi động quá trình ăn dặm của bé. Đây là bước đệm quan trọng giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu để bé phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống. Giai đoạn này rất quan trọng và mẹ cần chú ý đến món ăn và đặc biệt là lượng ăn cho bé theo từng giai đoạn.

Lượng thức ăn của bé bao nhiêu là đủ?

Lượng thức ăn dặm của bé

Lượng thức ăn rất quan trọng đối với bé nhưng không phải bé lúc nào cũng ăn với lượng thức ăn như vậy. Ở mỗi độ tuổi, mỗi sự phát triển và thể trạng của mỗi bé là khác nhau. Dưới đây là các thông tin để mẹ tham khảo về lượng thức ăn phù hợp cho bé dựa theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam – Bộ Y Tế / Viện dinh dưỡng:

Bé 6 tháng tuổi (Tuần đầu)

  • Số bữa : 1 bữa chính
  • Lượng sữa: 800-880ml/ngày
  • Lượng bột /cháo : 20g/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa (bơ, chuối, bí đỏ, súp lơ,..)
  • Lượng dầu ăn cho bé : 2.5 ml/ngày

Bé 6 tháng tuổi (Từ tuần thứ 2 ăn dặm)

  • Số bữa : 1 bữa chính
  • Lượng sữa: 750 -800ml/ngày
  • Lượng bột /cháo: 20g/bữa
  • Lượng đạm : 35g/bữa (Ở tuần thứ 2 ăn dặm, bé có thể bổ sung đạm bằng thịt bò hoặc thịt lợn)
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn: 2.5 ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)

Bé 7 tháng tuổi

  • Số bữa : 1 bữa chính + 1 bữa phụ
  • Lượng sữa: 700-750ml/ngày
  • Lượng bột/cháo: 20-25g/bữa
  • Lượng đạm: 35-40g/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn cho bé : 2.5-5 ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)
  • Bữa phụ: Sữa chua – Phô mai (Bé có thể ăn từ lúc 7,5 tháng và 1 tuần ăn không quá 4 ngày): 30g/ngày hoặc trái cây : 10g/bữa.

 Bé 8 tháng tuổi

  • Số bữa : 2 bữa chính + 2 bữa phụ
  • Lượng sữa: 550-600ml/ngày
  • Lượng bột/ cháo : 20g/bữa
  • Lượng đạm: 30-35/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)
  • Bữa phụ: Sữa chua – Phô mai (Tuần không quá 4 ngày): 30g/ngày hoặc Trái cây : 10g/bữa.

Bé 9-10 tháng tuổi

  • Số bữa : 2 bữa chính + 2 bữa phụ
  • Lượng sữa: 550-600ml/ngày
  • Lượng bột/cháo: 20g/bữa
  • Lượng đạm: 35g/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)
  • Bữa phụ: Sữa chua – Phô mai (Tuần không quá 4 ngày): 30g/ngày hoặc Trái cây : 10g/bữa.

Bé 11 tháng tuổi

  • Số bữa : 3 bữa chính + 1 bữa phụ
  • Lượng sữa: 500-550ml/ngày
  • Lượng bột/cháo : 20g/bữa
  • Lượng đạm: 25/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)
  • Bữa phụ: Sữa chua – Phô mai (Tuần không quá 4 ngày): 30g/ngày hoặc Trái cây : 10g/bữa.

Bé 12 -24 tháng tuổi:

  • Số bữa : 3 bữa chính + 1 bữa phụ
  • Lượng sữa: 500ml/ngày
  • Lượng bột/cháo: 30-35g/bữa
  • Lượng đạm: 45g/bữa
  • Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa
  • Lượng dầu ăn: 10ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)
  • Bữa phụ: Sữa chua – Phô mai (Tuần không quá 4 ngày): 30g/ngày hoặc Trái cây : 10g/bữa.

Vai trò của việc ăn dặm ở bé

Lượng thức ăn dặm của bé

Việc ăn dặm không chỉ đơn thuần là một phần của quá trình nuôi dưỡng bé, mà còn mang theo vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe toàn diện của trẻ. Khi bé bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm rắn, không chỉ giúp phát triển khả năng nhai, nuốt và tiêu hóa mà còn tạo ra cơ hội để bé trải nghiệm những loại thức ăn mới.

Việc ăn dặm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khẩu vị của bé, giúp bé tiếp tục khám phá và phát triển sở thích ẩm thực của riêng mình. Đồng thời, việc đa dạng hóa chế độ ăn dặm cung cấp cho bé các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện.

Ăn dặm để đảm bảo tốc độ phát triển cho bé

Lượng thức ăn dặm của bé

Việc ăn dặm là một phần quan trọng của sự phát triển cho bé trong những giai đoạn đầu của cuộc sống. Qua việc tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, bé không chỉ tiếp nhận thêm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất.

Chế độ ăn dặm đảm bảo rằng bé nhận được đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho mỗi giai đoạn phát triển. Với sự lựa chọn đa dạng về thực phẩm khác nhau như rau củ, trái cây, ngũ cốc, protein, và chất béo, bé được cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết để phát triển cơ thể và não bộ.

Xem thêm: Giúp bé ngủ ngon không còn bám mẹ

Kích thích phát triển các giác quan ở bé

Ăn dặm không chỉ giúp bé phát triển khả năng ăn uống mà đồng thời kích thích phát triển các giác quan ở bé. Việc giới thiệu cho bé nhiều loại thực phẩm đa dạng về màu sắc, mùi vị sẽ giúp bé phát triển vị giác. Có thể cho bé thử những loại thực phẩm như ngũ cốc, cháo hay là thịt để bé có thể cảm nhận độ cứng và mùi vị của từng loại khác nhau.

Ngoài ra, việc cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị và nấu ăn cũng là một cách tuyệt vời để kích thích giác quan. Bé có thể được tham gia vào việc chạm, nặn hoặc đổ thực phẩm vào từng chén để bé có thể trải nghiệm cảm giác của chất liệu thực phẩm.

Tránh tình trạng bé hay bị dị ứng

Cho bé ăn dặm với nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bé tránh được tình trạng bị dị ứng khi tiếp xúc với những thực phẩm mới. Quan trọng nhất là khi tiến hành cho bé ăn những thực phẩm mới các bậc ba mẹ phải chủ động theo dõi phản ứng của cơ thể bé với từng loại thực phẩm.

Lượng thức ăn dặm của bé

Một cách hiệu quả để tránh tình trạng dị ứng là bắt đầu bằng việc cho bé tiếp xúc từng loại thực phẩm một cách từ từ. Bé nên được thử một loại thực phẩm mới trong thời gian ngắn và sau đó phải quan sát các biểu hiện của dị ứng như phát ban, đỏ, ngứa hoặc khó thở. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng, hãy ngưng cho bé ăn thực phẩm đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Việc duy trì sự đa dạng trong chế độ ăn của bé cũng có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Bằng cách cung cấp cho bé nhiều loại thực phẩm từ nhiều nhóm khác nhau, chúng ta có thể giúp bé phát triển khả năng thích nghi và hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Xem thêm: Cách giúp bé ngủ ngon tròn giấc để mẹ thảnh thơi

Đảm bảo bé có đủ khoáng chất

Trong quá trình ăn dặm, việc đảm bảo bé nhận được đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của bé. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của việc hình thành thói quen ăn uống của bé.

Lượng thức ăn dặm của bé

Trong những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé thì canxi nổi bật với vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng. Bé có thể tiếp nhận canxi từ nhiều nguồn như sữa, sữa chua và các loại hạt.

Có một điều lưu ý bạn nên lựa chọn những thực phẩm không có chứa những chất gây nguy hiểm hoặc bé có thể bị ngộ độc thực phẩm. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm tự nhiên không chứa những chất gây hại để bé có thể hấp thu khoáng chất một cách tự nhiên và lành mạnh.

Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn dặm

Khi mẹ cho bé ăn dặm mẹ cần lưu ý về những thức ăn khi bắt đầu tập cho bé ăn. Mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn cứng khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Và thời điểm để cho bé ăn dặm là khi bé không quá đói hoặc quá mệt. Đồng thời, mẹ cần phải chú ý đến tư thế của bé khi cho bé ăn dặm tránh trường hợp bé bị té ngửa hoặc trào ngược, mẹ có thể sử dụng ghế ăn dặm để cố định cho bé và hạn chế những tai nạn trong quá trình cho bé ăn. Và mẹ hãy sử dụng những loại muỗng dành cho bé vì loại muỗng này thường nhỏ và phù hợp với miệng của bé. Mẹ cũng nên theo dõi những biểu cảm của  bé như thích hoặc ghét món đó và thay đổi thực đơn đa dạng cho bé để bé được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng.

Trên đây là những gợi ý cho mẹ, tuy nhiên mẹ vẫn nên tùy thuộc vào con bởi mỗi bé là mỗi cá thể khác nhau. Nếu bé không ăn được như định lượng mong muốn, mẹ cũng đừng lo lắng và ép con ăn. Đây là giai đoạn bé “tập ăn”. Đặc biệt là năm đầu đời, thực phấm chính mà bé cần vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Vì thế, điều quan trọng không phụ thuộc ở số lượng mà phụ thuộc vào “chất lượng” bữa ăn của bé, bao gồm: thực phẩm mà mẹ giới thiệu cho bé, kỹ năng nhai nuốt và xử lý thức ăn của bé, niềm vui thích của bé khi ăn… Những điều này sẽ rất quan trọng để bé hình thành thói quen ăn uống khoa học sau này.

Xem thêm những sản phẩm của Autoru:

← Bài trước Bài sau →
article