Thực đơn 30 món ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi, đầy đủ chất
- Người viết: AUTORU lúc
- Tin tức - Sự kiện
Tháng thứ 6 là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Thời điểm này, sữa mẹ không còn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho hoạt động và sự phát triển của trẻ. Bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm bên ngoài sẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn bỡ ngỡ về việc ăn dặm cho bé, không biết nên chọn loại thực phẩm nào, xây dựng thực đơn cho bé như thế nào cho phù hợp với bé yêu nhà mình. Nếu đây cũng là vấn đề của bạn thì cùng Autoru tìm hiểu thực đơn 30 món ăn dặm cho bé ngay dưới bài viết sau đây nhé!
1. Thời điểm cho bé ăn dặm phù hợp theo Viện dinh dưỡng quốc gia
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, từ tháng thứ 6 trở đi, lượng protein và kháng thể có bên trong sữa mẹ đã giảm đi rất nhiều so với 6 tháng đầu. Do đó, bé cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ bên ngoài. Chính vì thế, tháng thứ 6 là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm và nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi.
Đặc biệt lưu ý, mẹ không nên cho bé ăn dặm ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất yếu, chưa đủ khả năng tiêu hóa tốt, dễ dẫn tới tình trạng đau dạ dày, chậm lớn. Những trường hợp ăn dặm bất khả kháng cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Tùy vào thể trạng và sức khỏe mà thời điểm ăn dặm của các bé có thể khác nhau
2. Lượng và loại thực phẩm nên bổ sung vào buổi ăn dặm cho bé
Đối với những buổi ăn dặm cho bé thì nên bổ sung lượng thực phẩm bao nhiêu là đủ? Và những loại thực phẩm đó là gì? Thì sau đây là những thông tin sẽ giải đáp thắc mắc cho những người mẹ khi bắt đầu cho bé ăn dặm giúp bé phát triển một cách toàn vẹn.
2.1 Giai đoạn bé tập ăn dặm (5,5 - 6 tháng tuổi)
Giai đoạn trẻ từ 5,5 - 6 tháng, mẹ vẫn cho bé bú bình thường, nhưng bắt đầu kết hợp với việc tập ăn dặm. Mẹ có thể chọn bổ sung cho bé các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và thịt, thịt thay thế, sữa chua và phô mai… Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn từng lượng nhỏ 5-10ml (1-2 muỗng cà phê) và từ từ tăng lượng thức ăn cho bé lên 30-45ml mỗi ngày tùy theo sức ăn của trẻ.
Để hệ tiêu hóa của bé có đủ thời gian hoạt động, mẹ nên cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày và mỗi bữa cách xa thời gian. Lượng thức ăn sẽ tùy thuộc vào khả năng của bé, mẹ không nên ép mà hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn mẹ nhé!
2.2 Giai đoạn ăn dặm chính thức (7-12 tháng)
Dù mẹ áp dụng bất kỳ phương pháp ăn dặm nào thì thực đơn của bé vẫn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như vitamin & chất xơ, bột đường, chất béo và chất đạm. Ăn dặm kiểu truyền thống, kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy đều cần phải có đủ 4 nhóm dưỡng chất kể trên để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Về lượng thức ăn cho bé, mẹ nên quan sát và phân bố lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của bé. Tùy theo sức ăn mà sẽ có bé ăn nhiều hoặc ăn ít, mẹ có thể cho bé bú thêm cữ sữa trong trường hợp bé ăn quá ít.
Lượng thức ăn dặm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ
3. Thực đơn 30 món ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi
3.1 Thực đơn cho bé tập ăn dặm (5,5 - 6 tháng tuổi)
Khoai lang trộn bột hoặc sữa công thức
Bí đỏ trộn bột hoặc sữa công thức
Cà rốt nghiền với bột hoặc sữa công thức
Bơ nghiền với bột hoặc sữa công thức
Cháo khoai tây nghiền và cà rốt
Khoai lang nghiền và cải bó xôi
Sữa công thức và chuối nghiền
Su su và cháo đậu xanh xay nhuyễn
Cải bó xôi nghiền, phô mai và bí đỏ nấu cháo cùng dầu óc chó. Mẹ có thể bổ sung thêm nước cam ép cho bé.
Cháo cải bó xôi nghiền, phô mai, khoai sọ cùng dầu olive
Khoai lang và bí xanh nghiền nấu cùng hạt sen, sữa công thức, dầu óc chó và phô mai.
Sữa chua và sinh tố xoài được làm từ sữa công thức
Sữa chua làm từ sữa công thức kết hợp cùng đu đủ nghiền
Sữa công thức kết hợp cùng bơ và chuối nghiền
Bơ nghiền kết hợp cùng yến mạch và sữa công thức
Táo nghiền (¼ quả)
Bí xanh nghiền, phô mai, cà chua và trứng nấu cháo cùng dầu olive
Chuối trộn với sữa đậu nành, 1 muỗng sữa đậu nành kết hợp cùng ⅛ quả chuối chín được nghiền mịn.
Xem thêm: Ghế ăn dặm H1 giúp bé ăn ngon và an toàn
3.2 Thực đơn cho bé ăn dặm (7-8 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, lượng sữa cho bé đã bắt đầu giảm và bé bắt đầu ăn dặm 2 bữa mỗi ngày. Bé cũng đã có thể ăn cá thịt đỏ và các loại thịt. Mẹ cần cho bé có thời gian làm quen với thức ăn mới khoảng 2-3 ngày trước khi cho bé ăn chính thức.
Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo lượng thực phẩm khoảng 25g rau xanh, 10-15g đạm và 40-80g cháo. Tỷ lệ nấu cháo phù hợp là 7 nước và 1 gạo. Sau đây là một món dặm cho bé 7-8 tháng mà mẹ có thể tham khảo:
Súp cà rốt, khoai tây và táo
Cháo cà rốt và cá thịt trắng
Cháo bí đỏ thịt gà
Yến mạch rau củ
Cháo rau cải, bí xanh nghiền và tim gà
3.3 Thực đơn cho bé ăn dặm (9-10 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu mọc răng sữa, có thể gặm và nhai một số loại thực phẩm mềm. Bé cũng đã làm quen với hầu hết các loại thực phẩm phổ biến và mẹ có thể cho bé ăn dặm ở giai đoạn này theo một số thực đơn sau:
Cháo tôm và mướp
Cháo đậu hà lan, bí đỏ và thịt gà
Cháo cải thảo và thịt bò
Cháo cải thìa, thịt heo và đậu xanh
Cháo khoai lang và trứng gà
Mẹ nên chọn và phân bố thực phẩm phù hợp cho bé theo từng giai đoạn phát triển
3.4 Thực đơn cho bé ăn dặm (11-12 tháng tuổi)
11 - 12 tháng tuổi là giai đoạn răng bé đã có thể nhai hầu hết loại thực phẩm và mẹ cũng không cần phải xay quá nhuyễn nữa. Mẹ có thể cho bé ăn dặm và bổ sung dưỡng chất cho bé với một số thực đơn gợi ý như sau:
Rau củ nghiền và gan gà
Cháo tôm
Bánh ăn dặm cho bé
4. Bảng thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng
Mỗi giai đoạn phát triển của bé sẽ có khả năng và lượng thức ăn khác nhau, mẹ có thể tham khảo với bảng thực đơn sau đây:
|
|
5. Một số điều cần lưu ý khi nấu ăn dặm cho bé
Việc nấu ăn dặm cho bé cũng không quá phức tạp, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo cho bé một bữa ăn ngon và giàu dinh dưỡng nhé:
Rã đông thực phẩm đúng cách: Cách rã đông tốt nhất cho thực phẩm là chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát trước khi chế biến 4-5 giờ. Cách này không chỉ giúp thực phẩm đảm bảo được độ tươi ngon mà còn giữ được dưỡng chất vốn có của thực phẩm. Mẹ không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay rã đông bằng nhiệt độ phòng vì dễ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn và giảm chất dinh dưỡng.
Không nên sử dụng thức ăn hâm đi hâm lại: Việc hâm nóng đồ ăn nhiều lần không chỉ khiến món ăn giảm đi giá trị dinh dưỡng mà còn mất đi độ thơm ngon ban đầu, bé cũng không còn hứng thú với món ăn được ăn nhiều lần.
Nên sử dụng thực phẩm tươi mới và giàu dinh dưỡng cho bé
Nên sử dụng nước nóng khi nấu cháo cho bé: Điều này giúp tiết kiệm thời gian chế biến, đảm bảo được chất dinh dưỡng cùng hương vị thơm ngon vốn có của gạo.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm khi chế biến: Khi nấu đồ ăn dặm cho bé, phụ huynh nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến để bé có những món ăn thật ngon và an toàn nhé!
Mẹ bỉm có thể sử dụng ghế ăn dặm giúp bé ngồi đúng tư thế, an toàn, thoải mái khi ăn và tránh những tai nạn không ý muốn như bị sặc hoặc trào ngược,...
Trên đây là thực đơn 30 món ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi mà mẹ bỉm có thể tham khảo. Bên cạnh những món ăn giàu dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần lưu ý đến tâm lý của trẻ trong quá trình ăn dặm. Hãy để bé tự do lựa chọn những món mà bé thích, tâm lý ăn uống thoải mái sẽ giúp bé có một bữa ăn ngon và hứng thú hơn. Hy vọng những thông tin mà Autoru đã chia sẻ có thể hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm bé ăn dặm.
Xem thêm những sản phẩm của Autoru: