7+ Phương pháp rèn trẻ tự ngủ ngon, bí quyết chăm con cho mẹ bỉm

7+ Phương pháp rèn trẻ tự ngủ ngon, bí quyết chăm con cho mẹ bỉm

Tháng năm đầu đời là thời điểm thích hợp để các mẹ bỉm giúp bé hình thành thói quen tự ngủ. Mẹ bỉm nên bắt đầu rèn trẻ tự ngủ ngon từ giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi, điều này sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, ít quấy khóc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Vậy cần làm gì để trẻ tự ngon? Autoru sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này ngay trong bài viết sau đây! 

1. Khi nào nên rèn trẻ tự ngủ?

3 - 4 Tháng đầu tiên là thời điểm phù hợp để mẹ có thể bắt đầu hình thành thói quen ngủ ngoan của trẻ. Trên thực tế, trẻ sẽ dành nhiều thời gian để ngủ hơn là thức ở giai đoạn đầu đời. Trung bình trẻ sơ sinh cần 16 - 18 tiếng ngủ/ ngày và ở mỗi giai đoạn phát triển thời gian ngủ của bé cũng sẽ có sự thay đổi. 

Mặc dù tổng thời gian ngủ dài nhưng bé sẽ chia thành nhiều giấc ngắn vì phải thức dậy bú nhiều cữ trong ngày. Giai đoạn sơ sinh, kích thước dạ dày của trẻ còn nhỏ nên lượng thức ăn chứa chưa nhiều, cữ bú của bé sẽ cách 2 - 3 tiếng, sau khi bú no lại chìm vào giấc ngủ. Sau 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ dài hơn vì lúc này bao tử của trẻ cũng đã phát triển hơn.

3 - 4 Tháng tuổi là thời điểm bé có thể tập thói quen ngủ ngoan

3 - 4 Tháng tuổi là thời điểm bé có thể tập thói quen ngủ ngoan 

Sau khi tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ, mẹ có thể dần dần đưa bé vào nề nếp, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Điều này không chỉ giúp mẹ giảm bớt khó khăn khi dỗ bé ngủ mà còn giúp bé hạn chế quấy khó, ngủ ngon và ngủ sâu hơn. 

2. Khi nào trẻ được xem là ngủ độc lập?

Theo nhiều nghiên cứu, bố mẹ có thể rèn trẻ tự ngủ ngon bằng cách xây dựng một số thói quen đơn giản, giúp bé tự đi vào giấc ngủ mà không cần sự trợ giúp quá nhiều từ mẹ. Bé có thể được xem là ngủ độc lập nếu: 

  • 60% các bé 6 Tháng tuổi có thể tự ngủ ngon.

  • Trẻ sẽ ngủ liền 6-8 tiếng mà không thức giấc giữa chừng.

  • Không cần sự trợ giúp của người lớn và có thể tự ngủ lại nếu giật mình giữa đêm.

Sau khi tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ, mẹ có thể dần dần đưa bé vào nề nếp

Sau khi tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ, mẹ có thể dần dần đưa bé vào nề nếp

3. Phương pháp rèn trẻ tự ngủ ngon hiệu quả

Hai hoạt động phổ biến nhất để trẻ sơ sinh nhanh đi vào giấc ngủ nhất là đung đưa trước khi ngủ (43,2%) và bú sữa mẹ (50,4%). Bên cạnh đó, phụ huynh vẫn có thể rèn trẻ tự ngủ thông qua một số phương pháp sau:

3.1 Tập cho trẻ nhận biết ngày và đêm

Trẻ sơ sinh có thường có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày, vì thời điểm này bé vẫn chưa thể nhận biết được ngày và đêm. Điều này khiến bé khó ngủ vào ban đêm, dễ thức giấc và ảnh hưởng đến thời gian ngủ của bố mẹ.  Do đó, mẹ nên điều chỉnh giờ ngủ ngày và đêm cho bé bằng một số thói quen nhận biết ngày đêm như sau: 

  • Bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa và giao tiếp với bé vào ban ngày, ban đêm sẽ dành cho những hoạt động nhẹ nhàng, vỗ về bé trước khi ngủ.

  • Không nên để phòng ngủ của bé quá sáng, chỉ nên để đèn nhẹ nhàng, không quá tối và cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. 

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính bảng vì việc cho các bé tiếp xúc với ánh sáng xanh quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức của trẻ nhỏ. 

3.2 Ru bé ngủ khi bé nằm trong nôi, cũi

Mẹ bỉm nên đặt bé vào nôi, cũi ngủ ngay khi bé có những dấu hiệu buồn ngủ như: ngáp, dụi mắt, im lặng, khóc… Bé có thể hơi thút thít khi mẹ vừa đặt bé xuống nhưng mẹ chỉ nên vỗ nhẹ nhàng vào mông bé để trấn an bé. Mẹ không nên ẵm bé lên vỗ bé vì điều này có thể gián đoạn việc rèn trẻ tự ngủ. Nếu bé òa khóc lớn, mẹ hãy bế bé lên nhẹ nhàng vỗ về để bé cảm thấy yên tâm, sau khi bé lại chợp mắt thì hãy đặt bé xuống nôi lại nhé.

Đặt bé trong nôi, cũi giúp bé ít bám mẹ hơn và ngủ ngoan hơn

Đặt bé trong nôi, cũi giúp bé ít bám mẹ hơn và ngủ ngoan hơn 

Điều tiên quyết để bé có thể ngủ ngon suốt đêm chính là giúp bé học cách tự ổn định giấc ngủ lại khi chúng quấy khóc giữa đêm. Mẹ nên đung đưa nôi hoặc vỗ nhẹ để an ủi bé. Mẹ cũng cần kiểm tra tã của bé, nhiệt độ phòng hay khu vực ngủ của bé có thoải mái không mỗi khi bé quấy khóc. Tuy nhiên, mẹ nên khuyến khích bé nằm trong cũi, vuốt ve bé hoặc cho bé nằm nghiêng để vuốt lưng nhẹ nhàng cho bé để bé ổn định. 

3.3 Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Thời gian tốt nhất cho bé đi ngủ là 7h - 8h tối. Tập thói quen cho bé ngủ sớm giúp bé ổn định đồng hồ sinh học, ngủ nề nếp và sâu giấc hơn. Có thể bé chưa buồn ngủ và còn tỉnh táo chơi thì mẹ cũng nên cho bé vào chỗ ngủ đúng giờ giấc, tắt đèn và để bé tự nằm chơi. Mẹ cần cố gắng duy trì giờ ngủ để bé được quen giấc và nhận biết đã đến lúc đi, từ đó sẽ bé sẽ dễ ngủ mà không cần sự hỗ trợ quá nhiều từ mẹ.

3.4 Quấn bé

Ở giai đoạn sơ sinh, việc sử dụng khăn quấn quanh bé khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp, an toàn, dễ chịu như đang trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ thể duy trì trong thời gian ngắn vì khi bé lớn, đã có thể lẫy thì mẹ nên dừng việc quấn bé, vì bé sẽ cảm thấy khó chịu khi không thể thoải mái cử động.

Sử dụng khăn quấn quanh bé khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp, an toàn

Sử dụng khăn quấn quanh bé khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp, an toàn

3.6 Xây dựng chu trình ăn - chơi- ngủ

Khi nếp sinh hoạt của trẻ đã dần được ổn định, mẹ nên thiết lập chu trình ăn - chơi - ngủ cho bé. Những hoạt động này được diễn ra theo trình tự giúp bé chấp hành tốt hơn trong quá trình rèn trẻ tự ngủ ngon của mẹ. Quy trình này sẽ được diễn ra theo thứ tự là:

  • Bắt đầu bằng việc cho bé ăn.

  • Tắm cho bé, thay tã, vệ sinh cá nhân.

  • Kể chuyện, trò chuyện và vận động nhẹ nhàng với bé.

  • Mở tiếng ồn trắng, hát ru, tắt đèn để bé có thể nhận biết đã đến giờ ngủ.

  • Vỗ về bé nhẹ nhàng và để trẻ tự đi vào giấc ngủ.

Bố mẹ vẫn có thể linh hoạt về thời gian cho bé ăn - chơi - ngủ nhưng vẫn nên cố gắng đưa bé sinh hoạt theo trình tự.

Thiết lập chu trình ăn - chơi - ngủ giúp bé chấp hành các thói quen tốt hơn

Thiết lập chu trình ăn - chơi - ngủ giúp bé chấp hành các thói quen tốt hơn

3.7 Giấc ngủ ngày đóng vai trò quan trọng

Một số phụ huynh thường hạn chế việc ngủ ngày của bé với hy vọng bé sẽ ngủ nhiều hơn về ban đêm. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, việc không cho bé ngủ vào ban ngày sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi, thậm chí khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn vào ban đêm. Do đó, mẹ cần phân chia thời gian ngủ hợp lý dành cho bé và theo dõi cơ thể của bé để biết rằng khi nào bé cần một giấc ngủ.

Thói quen ăn uống có sự liên quan mật thiết đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thói quen ăn uống có sự liên quan mật thiết đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

3.8 Tập thói quen ăn uống phù hợp

Thói quen ăn uống có sự liên quan mật thiết đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ cũng cần chú ý đến các cữ bú của trẻ khi rèn trẻ tự ngủ ngon. Sữa mẹ có công dụng an thần dành cho bé, nên bé sẽ ngủ ngon giấc hơn sau mỗi lần bú. Cách 2-4 tiếng mẹ nên cho bé bú một lần và nếu sau 2h bú bé vẫn chưa có dấu hiệu buồn ngủ thì mẹ hãy cho bé vào nôi, cũi để dỗ bé và cho bé từ từ chìm vào giấc ngủ.

Rèn trẻ tự ngủ ngon là cả quá trình đối với cả mẹ và bé. Chỉ khi bé ngủ ngon giấc thì mẹ mới có thể yên lòng. Hy vọng sau những chia sẻ từ Autoru, mẹ đã hiểu được thói quen ngủ của bé và tập cho bé ngủ tự lập, ít quấy khóc hơn nhé!

Xem thêm những sản phẩm của Autoru:

← Bài trước Bài sau →
article