Có nên cho bé ngủ riêng với cha mẹ? Khi nào nên bắt đầu cho bé ngủ riêng?
- Người viết: AUTORU lúc
- Tin tức - Sự kiện
Văn hóa của phụ huynh Việt, để con nhỏ ngủ chung phòng với cha mẹ là một cách để thể hiện yêu thương, gắn kết và dễ bề chăm sóc hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng tập cho bé ngủ riêng từ nhỏ sẽ giúp bé hình thành tính tự lập, giúp ích hơn cho việc nuôi dạy con cái. Vậy nên cho bé ngủ riêng hay ngủ chung với cha mẹ? Hãy cùng Autoru tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Một số vấn đề khi cho bé ngủ cùng với cha mẹ
Theo nghiên cứu của tổ chức trẻ em và hội chứng tử vong đột ngột sơ sinh (SIDS), việc cho bé ngủ chung giường với bố mẹ chính là nguy cơ dẫn đến tình huống tử vong đột ngột hoặc tử vong không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh khi ngủ. Cũng theo tổ chức này, phương án an toàn nhất cho giấc ngủ của bé chính là nằm nôi.
Cha mẹ ngủ sâu giấc và không ý thức được hành động của bản thân cũng có thể không an toàn cho bé
Do đó, trước khi quyết định nên cho bé ngủ chung hay riêng thì cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Ga giường, mền, gối đều có thể là nguyên nhân khiến bé bị ngộp thở và tăng nguy cơ bé bị ba mẹ ép hoặc đè vào tường trong lúc ngủ.
Nếu ba mẹ có hút thuốc, việc cho bé ngủ cũng khiến nguy SIDS tăng lên.
Bé có thể bị lăn xuống giường hoặc mền phủ lên mặt gây ngộp thở nếu nằm ngủ chung với cha mẹ.
Cha mẹ mệt mỏi, ngủ sâu giấc và không ý thức được hành động của bản thân trong lúc ngủ cũng có thể không an toàn cho bé.
2. Có nên cho bé ngủ riêng với cha mẹ không?
Nên cho trẻ ngủ riêng hay chung với cha mẹ vẫn là vấn đề để lại nhiều tranh luận. Một số ý kiến cho rằng cho con ngủ chung với cha mẹ mang lại cảm giác an toàn và tốt cho sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, việc để con trẻ ngủ chung với cha mẹ lại không được khuyến khích và có nguy cơ dẫn đến tử vong theo ý kiến của các chuyên gia Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP).
Nghiên cứu từ trường đại học Maryland đã chỉ ra rằng, tập cho bé ngủ độc lập có ích cho việc sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Cùng nghiên cứu đó cũng cho thấy những người mẹ cho con ngủ chung cũng tăng nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm. Do đó, việc tập cho bé ngủ riêng không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ mà còn tốt cho sức khỏe của cha mẹ nữa đấy!
Tập cho bé ngủ độc lập có ích cho việc sự phát triển thể chất và trí não của trẻ
3. Một số lợi ích của việc cho bé ngủ riêng
Tập tính dạn dĩ, tự tin cho bé khi không có phụ huynh bên cạnh: Những em bé thường có nỗi sợ vô hình và cảm thấy lo lắng khi phải ngủ một mình. Tuy nhiên, nếu được tập từ nhỏ và tạo thành thói quen thì bé sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều đấy. Cha mẹ cũng nên lắp thêm đèn ngủ để bé của thấy an tâm hơn khi ngủ nhé.
Đảm bảo an toàn cho bé: Trái ngược với suy nghĩ của nhiều cha mẹ, cho con ngủ chung chính là an toàn cho con nhưng thực tế lại trái ngược. Việc cho bé ngủ riêng sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ bị cha mẹ lấn, đè trong lúc ngủ say.
Hạn chế lây bệnh từ cha mẹ: Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất yếu và dễ bị lây bệnh nếu tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, bố mẹ phải thường xuyên hoạt động bên ngoài và có nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn bên ngoài. Việc cho bé ngủ riêng giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Xây dựng tính tự lập cho bé: Đây là điều mà mọi bậc phụ huynh đều mong muốn khi cho con trẻ ngủ riêng. Cho bé ngủ riêng chính là nền tảng cho sự tự lập trong giấc ngủ của bé, trẻ có thể ý thức thời gian ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc mà cha mẹ không cần mất nhiều thời gian để dỗ bé ngủ.
Bé ngủ sâu và ngon giấc hơn: Ngủ riêng giúp bé có một không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh và không bị tác động bởi những yếu tố xung quanh. Chính vì thế mà giấc ngủ của bé cũng sâu hơn, bé ngủ ngoan hơn và ít quấy khóc về đêm.
Tạo dựng tính tự lập là mục tiêu mà cha mẹ luôn hướng đến khi cho bé ngủ riêng
4. Nên bắt đầu cho bé ngủ riêng từ khi nào?
4-6 tuần tuổi là thời điểm thích hợp cho bé ngủ riêng trong nôi theo nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé ngủ riêng từ khi vừa lọt lòng sẽ giúp bé dễ thích nghi với môi trường ngủ không có cha mẹ hơn là khi bé đã lớn và có thể nhận thức. Lý do là vì khi lớn, bé đã quen với việc ngủ chung với cha mẹ, đột ngột cho bé ngủ riêng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm và tâm lý đang phát triển của trẻ.
Do đó, để bé ngủ riêng từ sớm là giải pháp tốt nhất cho giấc ngủ bé. Cha mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc cũi. Nôi có chức năng đưa tự động sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, tạo cảm giác thoải mái, ít quấy khóc ban đêm và ngủ ngon hơn.
4- 6 tuần tuổi là thời điểm mẹ đã có thể bắt đầu tập cho bé ngủ riêng
5. Tập cho bé ngủ riêng hiệu quả
Cho trẻ ngủ riêng từ khi còn nhỏ có thể khiến cha mẹ đắn đo và cảm thấy khó khăn trong việc quyết định. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện phát triển lâu dài của trẻ thì đây là điều nên làm để bé có thể thoải mái ngủ ngon và rèn luyện thói quen tự lập. Sau đây là một số lưu ý trong quá trình rèn cho bé ngủ riêng mà các bậc phụ huynh cần quan tâm như:
Không nên nóng vội: Trẻ nhỏ thường rất quấn mẹ vì đây là hơi ấm đầu đời mà bé được cảm nhận, việc cho bé ngủ riêng cũng sẽ khá khó khăn ở giai đoạn đầu. Bé sẽ quấy khóc và không hợp tác, tuy nhiên cha mẹ cần có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng dỗ dành để bé có thể quen dần với việc ngủ mà không có mẹ bên cạnh.
Rèn thói quen độc lập cho bé: Nếu cha mẹ bắt đầu cho bé ngủ riêng khi trẻ đã đủ tuổi nhận thức thì việc này có thể sẽ khó khăn hơn. Phụ huynh nên có một kế hoạch cụ thể để giúp bé có thể rèn tính tự lập khi đi ngủ, ví dụ như cha mẹ nên ngồi bên giường bé ngủ, hát ru hoặc đọc truyện để bé dễ ngủ hơn. Sau khi bé bắt đầu vào giấc, mẹ có thể ngồi xa hơn để quan sát bé và chỉ rời khỏi phòng khi bé đã hoàn toàn ngủ sâu giấc.
Đọc truyện trước khi ngủ là dấu hiện giúp bé nhận biết giờ ngủ đã đến và tạo thành thói quen ngủ đúng giờ
Tìm hiểu nỗi lo lắng của trẻ khi ngủ riêng: Trẻ em thường có những nỗi sợ vô hình khi ngủ riêng và điểm tựa duy nhất của các bé lại chính là cha mẹ. Do đó, phụ huynh nên tâm sự và tìm hiểu nỗi sợ của bé, an ủi và giúp bé cảm thấy yên tâm hơn khi ngủ một mình.
Cố gắng duy trì việc ngủ riêng đến khi trở thành thói quen của trẻ: Cha mẹ cần kiên trì và không quá mềm lòng trong hành trình rèn thói quen ngủ tự lập cho bé. Để bé ngoan ngoãn đồng thuận thì cha mẹ có thể thỏa thuận và đáp ứng một số sở thích cho bé.
Hôn và chúc bé ngủ ngon trước khi đi ngủ: Hành động này sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm và được che chở hơn.
Sau bài viết này, chắc hẳn bố mẹ cũng đã có câu trả lời cho vấn đề “ Nên cho trẻ ngủ riêng hay chung với cha mẹ?” rồi đúng không nào. Tập cho bé thói quen ngủ riêng từ khi còn nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và bố mẹ. Hy vọng những thông tin mà Autoru đã chia sẻ có thể giúp cha mẹ sẽ tích lũy thêm được kiến thức và làm thật tốt trên hành trình nuôi con nhé!
Xem thêm những sản phẩm của Autoru: