Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là gì? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là gì? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Tưởng rằng rối loạn giấc ngủ chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng thực tế chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ lại rất phổ biến. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời. Vậy chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có biểu hiện như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng Autoru giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ khó đi vào giấc ngủ, dễ quấy khóc vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ… Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó ngủ, khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ suy nhược, cáu kỉnh và quấy khóc. 

Đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ, giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh và tăng trưởng thể chất. Tùy theo từng giai đoạn phát triển, giấc ngủ của bé sẽ có sự thay đổi như sau:

Bảng giấc ngủ cho bé theo từng độ tuổi phát triển

Bảng giấc ngủ cho bé theo từng độ tuổi phát triển

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ là gì?

Một số nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể kể đến như: 

  • Do tã chưa được thay sạch sẽ, làn da nhạy cảm của bé sẽ cảm thấy khó chịu.

  • Môi trường xung quanh: khu vực ngủ của bé không thoải mái, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, phòng quá ồn hoặc quá nhiều ánh sáng.

  • Trẻ bị lo lắng hoặc căng thẳng.

  • Trẻ nhỏ ăn uống quá muộn, thói quen ngủ không ổn định.

  • Một số bệnh lý khác như: Tiêu hóa, hệ hô hấp có vấn đề, tim bẩm sinh hoặc tăng động giảm chú…

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ cũng là lý khiến bé khó ngủ

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ cũng là lý khiến bé khó ngủ

3. Một số dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ em và biểu hiện

Sau đây là một số dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ và biểu hiện mà bố mẹ cần chú ý như:

3.1 Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường gặp

  • Chứng rối loạn kích thích: Đây là chứng rối loạn có xu hướng di truyền, xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 3 - 5 tuổi (17,3%) và trẻ vị thành niên trên 15 tuổi (3-5%).  Dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn kích thích là:

    • Nói mớ, nói lắp bắp.

    • Khi bị đánh thức thì khả năng phản hồi chậm.

    • Lú lẫn sau khi tỉnh dậy (tự phát hoặc cưỡng bức).

    • Khó đánh thức khi ngủ say.

  • Rối loạn giai đoạn ngủ muộn:  40% trẻ bị tình trạng này thường ảnh hưởng từ tiền sử gia đình. Rối loạn giai đoạn ngủ muộn thường khởi phát ở tuổi vị thành niên và 7 - 16% trẻ mắc chứng này ở giai đoạn thanh thiếu niên. Dấu hiệu của tình trạng này là thức xuyên đêm hoặc thường xuyên thức dậy và giữa đêm. Trẻ bị rối loạn giai đoạn ngủ muộn rất khó đi vào giấc ngủ. 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có nhiều dạng khác nhau

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có nhiều dạng khác nhau

  • Ác mộng: 3- 6 tuổi thường là giai đoạn khởi phát bệnh và tỷ lệ gặp ác mộng khi ngủ của trẻ từ 3 - 5 tuổi là 10 - 50%. Một số biểu hiện khi trẻ gặp ác mộng là:

    • Phản ứng giao cảm (hô hấp, nhịp tim…) tăng khi ngủ.

    • Thèm ngủ.

    • Xuất hiện những giấc mơ khó chịu khi ngủ.

    • Sau ác mộng có thể gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng hoặc rối loạn tâm trạng.

    • Nhớ rõ ràng những gì diễn ra trong giấc mơ. 

  • Mộng du: Không chỉ là chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, mộng du khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mộng du thường xuất hiện ở trẻ từ 8 - 12 tuổi và chiếm tỷ lệ 17%. Nếu cha hoặc mẹ từng bị mộng du thì 45% khả năng là con trẻ cũng sẽ bị mộng du vì đây là bệnh có xu hướng di truyền. 60% trẻ sẽ gặp mộng du nếu cả cha và mẹ đều bị mộng du. Dấu hiệu của bệnh này bao gồm:

    • Mắt mở khi ngủ.

    • Bé có thể bị kinh hoàng khi ngủ hoặc rối loạn kích thích hỗn hợp.

    • Khi ngủ trẻ thường bị kích động.

    • Khó đánh thức khi ngủ say.

3.2 Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em hiếm gặp

  • Hội chứng chân tay bồn chồn: Hội chứng này chỉ xảy ra với 2% trẻ em và đa số là bé gái. Chứng rối loạn giấc ngủ này cũng có mối liên hệ mật thiết với tiền sử gia đình. Dấu hiệu của hội chứng chân tay bồn chồn là: 

    • Giảm nhận thức và chú ý, tâm trạng tiêu cực và ảnh hưởng đến hành vi của bé. 

    • Cảm giác khó chịu và chân tay cử động loạn xạ. 

    • Thiếu sắt cũng có thể liên quan đến hội chứng chân tay bồn chồn.

    • Hội chứng thường xuất hiện vào ban đêm, bộc phát khi trẻ nghỉ ngơi và sẽ dịu đi khi trẻ vận động. 

Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc

  • Cảm thấy khó thở khi đi ngủ: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ từ 2 - 8 tuổi với tỷ lệ là 2 - 5%. Dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc chứng khó thở khi đi ngủ là:

    • Đái dầm vào ban đêm

    • Trẻ bị chứng dị dạng lõm ngực bẩm sinh.

    • Bé bị nhức đầu vào buổi sáng.

    • Tư thế ngủ của bé bất thường, miệng mở, cổ bị trễ…

    • Bé buồn ngủ vào ban ngày nhiều hơn bình thường (hiếm gặp).

    • Ngáy

    • Hành vi thay đổi, giảm chú ý,  khả năng tập trung kém, tâm trạng buồn chán. 

  • Chứng sợ hãi khi ngủ: Khoảng 1 - 7% trẻ em mắc chứng rối loạn này khi ngủ và đi kèm với đó là một số dấu hiệu thường thấy như: 

    • Khó đánh thức trẻ dậy.

    • Trẻ cảm thấy sợ hãi dữ dội, bối rối, khóc và la hét.

4. Trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ không gây nguy hiểm như một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và hành trình phát triển của trẻ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể khiến trẻ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tâm trạng thất thường và xuất hiện một số thay đổi về hành vi như: Cáu gắt, tâm trạng khó chịu, dễ nóng giận…

  • Tăng cân 

  • Luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, cơ thể uể oải, mệt mỏi.

  • Thiếu tập trung, lờ đờ và có nguy cơ trẻ gặp nhiều sự cố bất cẩn.

  • Khả năng tập trung kém, giảm trí nhớ.

Thiếu ngủ khiến trẻ cảm thấy uể oải, lờ đờ

Thiếu ngủ khiến trẻ cảm thấy uể oải, lờ đờ

5. Bố mẹ cần làm gì khi bé bị rối loạn giấc ngủ

Sự quan tâm đặc biệt từ bố mẹ chính là giải pháp tốt nhất giúp bé thoát khỏi chứng rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi giấc ngủ của bé, khi nhận thấy bé có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động: Hoạt động này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường vào ban ngày, tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, giúp cơ thể sản sinh nhiều Melatonin đúng chu kỳ giấc ngủ sinh học của trẻ.

  • Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp, ánh sáng nhẹ vừa đủ dịu mắt khi đi ngủ.

  • Tạo thói quen thư giãn cho bé trước khi đi ngủ như: vệ sinh cá nhân, tắm bằng nước ấm, thay đồ ngủ, uống sữa, kể chuyện hoặc đọc truyện…

  • Thiết lập thói quen ngủ khoa học dành cho bé. Ở mỗi độ tuổi sẽ có thời gian ngủ phù hợp, bố mẹ nên phân bổ thời gian ngủ hợp lý dành cho bé, tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ từ vừa lọt lòng.

Chơi đùa với trẻ giúp tinh thần trẻ thoải mái và ngủ ngon hơn

Chơi đùa với trẻ giúp tinh thần trẻ thoải mái và ngủ ngon hơn

  • Dinh dưỡng cũng là một yếu tố cần quan tâm để hạn chế chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chủ bị bữa sáng phù hợp để kích thích đồng hồ sinh học của bé. Đảm bảo các bữa ăn trong ngày của bé phải đủ chất dinh dưỡng và không nên để bé quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, socola hoặc sữa sữa socola sau 15h. Những thực phẩm chứa chất kích thích cũng là một tác nhân phổ biến khiến bé bị rối loạn giấc ngủ. 

  • Cho bé ngủ và thức dậy đúng giờ. Theo các nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên sẽ ngủ sâu và hoạt động tốt hơn nên được bố mẹ thiết lập giờ giấc ngủ.

Ngay từ nhỏ, bố mẹ nên xây dựng thói quen ngủ khoa học dành bé để ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ vẫn kéo dài, diễn ra thường xuyên kèm theo đó là các triệu chứng nghiệm trọng hơn, bố mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé! 

 
← Bài trước Bài sau →
article