Cảm cúm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh cảm cúm ở trẻ em
- Người viết: AUTORU lúc
- Tin tức - Sự kiện
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Bệnh có những triệu chứng khá tương đồng với bệnh cảm lạnh nên nhiều phụ huynh nhầm lẫn và có sự chủ quan. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh cảm cúm ở trẻ em có thể chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh cảm cúm ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa phù hợp cho bé, đặc biệt là trong tiết trời chuyển giao này nhé!
1. Tìm hiểu cảm cúm ở trẻ em là gì?
Là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, bệnh cảm cúm ở trẻ em thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm đông xuân (từ tháng 11- tháng 4). Virus cúm có khả năng truyền nhiễm cao và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, siêu thị…
Mỗi năm ước tính có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc cúm mùa, 250.000 - 500.000 ca tử vong do cúm mùa và 3 - 5 triệu ca cúm mùa ở mức nghiêm trọng theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm mùa với tỷ lệ cao.
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt vào mùa đông
2. Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ em là gì?
Cảm cúm được gây nên bởi virus cúm và được chia ra làm 3 loại là: cúm A, cúm B và cúm C. Các dạng virus bệnh cúm phổ biến tại Việt Nam là cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B. Không chỉ vậy, các loại virus cúm này còn có khả năng biến đổi cấu trúc di truyền, tạo thành có biến chủng virus mới, kháng lại khả năng miễn dịch trong cơ thể và duy trì bệnh cảm cúm ở trẻ em.
Cơ chế biến đổi cấu trúc virus cúm được chia thành 2 nhóm chính:
Antigenic shift: Đây là chủng virus đã gắn liền với đại dịch cúm H1N1 năm 2009, có khả năng lây lan nhanh chóng vì cơ thể người vẫn chưa chưa hoàn toàn có cơ chế miễn dịch đối với chủng virus này. Hiện tượng này được tạo ra bởi sự thay đổi cấu trúc di truyền một cách đột ngột
Antigenic drift: Do đột biến gen, kháng nguyên bề mặt virus có sự chuyển biến nhỏ đột ngột tạo nên hiện tượng biến đổi cấu trúc Antigenic drift. Đối với sự thay đổi không quá lớn này, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ vẫn có thể chống lại virus mới theo cơ chế phản ứng chéo (cross-reaction).
Virus cúm là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
3. Cảm cúm ở trẻ em thường lây qua đường nào?
Mầm virus gây bệnh có thể phát tán trong không khí thông qua những giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi và lây lan nhanh chóng sang những người tiếp xúc gần. Mầm bệnh hứa trong các giọt bắn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp thông qua mũi, miệng của người tiếp xúc và bắt đầu phát bệnh.
Không chỉ tiếp xúc trực tiếp, trẻ em còn có khả năng lây gián tiếp thông qua tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng, đồ chơi đã tiếp xúc gần với người bệnh. Virus cúm có thể tồn tại trong thời gian khá lâu ở ngoài môi trường, do đó, trẻ có thể vô tình bị lây bệnh nếu chạm tay lên mắt, mũi, miệng sau khi cầm nắm các đồ vật ở gần người bệnh.
Không chỉ người với người, virus cúm còn có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Vì tính lây lan nhanh nên cảm cúm dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là vào thời điểm chuyển giao thời tiết mỗi năm. Thời gian lây bệnh có thể có thể kéo dài lâu hơn một tuần đối với trẻ nhỏ và có thể bị nhiễm bệnh 1 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cúm.
Cảm cúm lây truyền thông qua việc tiếp xúc gần với người bệnh
4. Dấu hiệu trẻ đang bị cảm cúm
Cảm cúm ở trẻ em có thời gian ủ bệnh trung bình là 2- 4 ngày. Sau đó, bệnh bắt đầu khởi phát với các triệu chứng đặc thù là sốt cao đột ngột. Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và cơ địa mà cơ thể trẻ có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác khi bệnh cảm cúm như:
Đau họng
Chóng mặt
Biếng ăn
Nhức đầu
Ớn lạnh
Đau nhức người
Buồn nôn
Ớn lạnh
Ho
Run rẩy
Tiêu chảy
Nghẹt mũi, sổ mũi
5. Tại sao cảm cúm phát triển mạnh mẽ vào mùa đông?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mùa đông là thời điểm virus cúm được trang bị một lớp kháng thể. Lớp bảo vệ này làm tăng khả năng chống chọi, giúp virus tồn tại thời gian dài trong không khí và tăng nguy cơ lây bệnh.
Để dễ hiểu hơn, nhiệt độ thấp khi trời lạnh sẽ là điều để virus cúm tạo ra một lớp bao phủ bên ngoài hoạt động như một chiếc áo giáp. Sau khi tiến vào bên trong cơ thể, lớp màng này sẽ tan biến và virus bắt đầu hoạt động, xâm nhập vào các tế bào cơ thể và gây ra cảm cúm. Và đặc biệt, lớp màng này sẽ không được hình thành khi nhiệt độ ấm hơn, nên virus cúm khó có thể tồn tại lâu trong không khí. Đó cũng là lý do bệnh cảm cúm ở trẻ em phát triển mạnh mẽ khi thời tiết trở lạnh.
Nghẹt mũi, sổ mũi là một trong những dấu hiệu trẻ sắp bị cảm cúm
6.Chăm sóc trẻ em bị cảm cúm vào mùa đông như thế nào?
Bệnh cảm cúm ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu ba mẹ chăm sóc bé đúng cách. Sau 1-2 tuần điều trị và chăm sóc, sức khỏe của bé sẽ được phục hồi bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bé có sức đề kháng yếu, không được theo dõi và chăm sóc đúng cách rất dễ chuyển biến sang các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa, viêm phổi hay viêm phế quản…
Sau đây là một số điều cần làm khi chăm sóc cảm cúm ở trẻ em mà phụ huynh cần trang bị:
6.1 Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé là điều quan trọng nhất cần làm khi trẻ bị cảm cúm. Sức khỏe của trẻ có thể chuyển biến phức tạp, theo dõi thân nhiệt sẽ giúp bố mẹ phát hiện bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu thân nhiệt của bé vẫn không có dấu hiệu giảm, sốt cao kéo dài, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có phương án điều trị phù hợp hơn.
Theo dõi thân nhiệt sẽ giúp bố mẹ phát hiện bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời
6.2 Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trẻ
Cảm cúm ở trẻ em khiến thể trạng và hệ miễn dịch của bé suy yếu. Do đó, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là biện pháp cải thiện và nâng cao sức đề kháng hiệu quả cho bé. Bên cạnh sốt cao thì bệnh cảm cúm có thể đi kèm với biểu hiện suy yếu sức khỏe khác như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn, chán ăn và thậm chí tiêu chảy… Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến thể trạng của bé bị mất điện giải và mất nước.
Bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dạng lỏng như cháo, súp hay thức ăn mềm. Bố mẹ cũng cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp, xen lẫn rau củ và thịt cá để đảm bảo dưỡng chất, cho bé uống nhiều nước mỗi ngày và bổ sung chất điện giải thông qua các loại trái cây như ổi, quýt, cam..
Bố mẹ nên bổ sung dưỡng nhằm tăng sức đề kháng chống lại virus cúm cho trẻ
6.3 Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
Cảm cúm sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, uể oải vì phải dành nhiều năng lượng hơn để chống lại virus gây bệnh. Do đó, phụ huynh cần cho bé nghỉ ngơi, tịnh dưỡng nhiều hơn, ngủ cũng là một cách để bé được phục hồi sức khỏe. Ba mẹ nên để bé ngủ trong không gian thông thoáng, thoải mái và mát mẻ để bé ngủ ngon hơn.
6.4 Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị cũng như kê toa thuốc phù hợp cho bé. Bố mẹ cần cho bé uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ nhé! Sau đây là một số loại thuốc thường được chỉ định đối với bệnh cảm cúm ở trẻ em như:
Oseltamivir (thuốc kháng sinh virus): Được chỉ định trong trường hợp gặp biến chứng bệnh cảm cúm ở trẻ em hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 5 tuổi, suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản…
Thuốc kháng sinh: Sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bội nhiễm trùng.
Acetaminophen và ibuprofen: Đây là hai loại thuốc giảm đau và hạ sốt thường được kê đối với trẻ em bị bệnh cảm cúm. Lưu ý, chống chỉ định Aspirin đối với trẻ em vì có thể khiến trẻ gặp phải hội chứng Reye.
Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng theo đơn và chỉ định của bác sĩ
6.5 Lau người bé bằng nước ấm
Đây là phương pháp hạ sốt nhanh và phổ biến, phụ huynh nên lau khăn ấm cho bé trong trường hợp bé cơ thể bé sốt cao, thân nhiệt chưa giảm sau khi uống thuốc hạ sốt. Bố mẹ sẽ sử dụng một chiếc khăn mềm được thấm nước ấm và khắp cơ thể bé, đặc biệt là ở vùng trán, nách và bẹn. Lưu ý, bố mẹ không nên dùng nước có cồn, rượu hoặc nước lạnh để lau cho trẻ vì có thể gây phản ứng ngược, khiến bé bị nhiễm lạnh và trở cảm cúm nghiêm trọng hơn.
7. Khi nào nên đưa trẻ bị cảm cúm đến bác sĩ
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh. Nếu được điều trị và nghỉ ngơi điều độ, bệnh sẽ thuyên giảm sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu ba mẹ có tâm lý chủ quan vì nghĩ là bệnh cảm thông thường mà không điều trị, bé sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm cơ tim cấp, viêm tai giữa hay viêm xoang…
Nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám ngay khi trẻ bị cảm cúm xuất hiện những triệu chứng bất thường
Do đó, phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Sốt cao không hạ và không có phản ứng đối với thuốc hạ sốt.
Thở gấp, khuôn mặt tím tái, trẻ khó thở và lồng ngực rút lõm.
Đau bụng và tức ngực.
Trẻ mê man hoặc quấy khóc liên tục.
Xuất hiện trạng thái co giật.
Nôn mửa liên tục, biếng ăn.
Trẻ có biểu hiện mất nước, môi miệng khô khan, nước tiểu vàng và ít, quấy khóc…
Bệnh cảm cúm ở trẻ em có thể không nguy hiểm và khỏi bệnh sau 1-2 tuần khi được chăm sóc phù hợp, đúng cách. Tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ có thể chủ quan và lơ là việc theo dõi sức khỏe của trẻ. Trong quá trình chăm sóc bé khi bệnh, nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường như đã nêu trên, phụ huynh cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị ngay nhé!