Tại sao bé hay vặn mình ngủ không ngon?

Tại sao bé hay vặn mình ngủ không ngon?

Tại sao con hay vặn mình, ưỡn mình khi ngủ?
Tại sao con ngủ không ngon?
Con có bị thiếu Canxi không? Hay thiếu chất này/ thiếu chất nọ???

… Có thật nhiều thắc mắc của các mẹ xoay quanh hiện tượng vặn mình, ưỡn mình khi ngủ của các bé sơ sinh. Vậy sự thật là như thế nào? Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân cùng Autoru nhé!

Có một sự khẳng định rằng, vặn mình hay ưỡn mình khi ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, đa phần là biểu hiện lành tính. Dưới đây là 5 nguyên nhân lành tính được lý giải cho hiện tượng này:

1. Sự thích nghi với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ
Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường ấm áp, yên tĩnh và cảm giác được bao bọc, vô cùng dễ chịu và thoải mái. Đột nhiên, đủ ngày đủ tháng bé được sinh ra. Môi trường bên ngoài với không khí, tiếng ồn và mọi thứ đều lạ lẫm với bé. Vì thế bé cần phải có thời gian thích nghi. 
Thời điểm này, tế bào thần kinh của bé chưa biệt hóa. Vỏ não và thể vẫn chưa hoàn chỉnh nên hoạt động dưới võ não chiếm ưu thế. Bé sẽ có hiện tượng quơ tay chân, đỏ mặt, vặn mình… bởi vì hoạt động của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bé bị kích thích. Thông thường, khi bé được 3-4 tháng, hiện tượng này sẽ kết thúc.

2. Cách bé giao tiếp với người khác
Vặn mình, ưỡn người của bé nếu do nguyên nhân này thì thường sẽ kèm theo tiếng khóc của bé. Trẻ sơ sinh chưa có ngôn ngữ để giao tiếp, vì thế bé phải sử dụng những cử động của cơ thể để ba mẹ có thể hiểu mình. Có thể con đang muốn nói rằng con đang đói, đang lạnh, đang sợ… hay con đang cần mẹ ôm, cần mẹ bế…

3. Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý
Tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường sẽ kết thúc khi bé được 3-4 tháng tuổi. Khi bị trào ngược, bé sẽ có hiện tượng vặn mình, ưỡn người… Vậy thì, đây cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường ba mẹ à! Chúng ta không cần phải quá căng thẳng nếu như con bạn vẫn chơi, vẫn vui vẻ, vẫn lên cân và khỏe mạnh.
Một số giải pháp ba mẹ có thể áp dụng để làm giảm tình trạng này là: chia nhỏ cữ bú, vỗ ợ hơi cho bé, giữ bé ở tư thế đứng sau khi bú khoảng 30 phút…

4. Cơn Colic – Khóc dạ đề
Cơn Colic là hiện tượng tự nhiên rất lành tính, thường xuyên xảy ra, hầu hết sẽ giảm dần khi bé được 4-6 tháng tuổi. Khóc dạ đề là khi bé khóc rất nhiều trên 3 tiếng/ ngày. Điều này hẳn là dễ khiến ba mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng, khủng hoảng. Có nhiều nguyên nhân như: bé đau bụng do tăng nhu động ruột, bé ăn quá no, bé bị dị ứng sữa, bé ngủ không trọn vẹn, bé mệt do chơi đùa quá nhiều vào ban ngày, bé táo bón hay tiêu chảy… Để vượt qua được giai đoạn này, ba mẹ cần phải bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân để có những giải pháp phù hợp.

5. Cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng này là do vùng điều hòa hô hấp ở não bé chưa phát triển hoàn chỉnh và thường gặp ở các bé sinh non. Tuy nhiên, cơn ngưng thở thường ngắn thôi và sẽ không  gây tím tái cho bé. Hiện tượng này cũng sẽ hết khi bé 3-4 tháng tuổi. Có một mẹo nhỏ đó là, khi bé gặp tình trạng này ba mẹ hãy búng nhẹ vào bàn chân bé để kích thích bé tự thở lại bình thường. Nếu cơn ngưng thở kéo dài trên 20 giây và gây ra tím tái thì ba mẹ ngay lập tức cần phải đưa bé đến bệnh viện.

Đây là 5 nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình và ưỡn người ở bé, thường là lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn dần lên. Bên cạnh đó, vẫn có những nguyên nhân nguy hiểm gây ra hiện tượng này, nhưng sẽ cực kỳ hiếm xảy ra, như: biến chứng não do tình trạng vàng da nặng, bé có tình trạng bệnh lý bại não hay động kinh, biểu hiện sớm của bé có rối loạn phổ tự kỷ… Với những nguyên nhân ác tính này, thì ngoài biểu hiện vặn mình, ưỡn người bé sẽ còn kèm theo nhiều biểu hiện khác nữa. Ba mẹ có thể theo dõi các biểu hiện của con để sớm đưa bé đến bệnh viện thăm khám nhé!
 

Nguồn tham khảo: Bs. Chuột

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay vặn mình, ưỡn người khiến trẻ ngủ không trọn giấc. Các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho bé của Autoru bắt chước nhịp chuyển động khi bé còn trong bụng mẹ, đưa bé ngủ ngon một cách êm ái và đều đặn. Khi bé vặn mình, ưỡn người, giật mình chuyển giấc, những nhịp đưa êm dịu sẽ giúp bé nhanh chóng tự dỗ mình trở lại giấc ngủ. Mời ba mẹ bấm vào tham khảo chi tiết các sản phẩm:
MÁY ĐƯA VÕNG
← Bài trước Bài sau →