Phát điên vì con

Phát điên vì con "Ngủ ngày cày đêm" - Đây là giải pháp cho Mẹ

Nhiều em bé sơ sinh có thói quen ngày ngủ li bì nhưng tối thì “quẩy” cả đêm. Nhịp sinh học này của bé khiến ba mẹ mệt mỏi rã rời, thậm chí còn ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả gia đình. Vậy phải làm sao để thoát cảnh “con ngủ ngày cày đêm”?

Khi ở trong bụng mẹ, bé gần như không có khái niệm về ngày và đêm. Vì vậy, bé dễ bị “lẫn lộn ngày đêm” sau khi chào đời. Vậy mẹ cần làm gì để giúp bé phân biệt được giấc ngủ ban đêm và có được giấc ngủ trọn vẹn.

1. Tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa ngày và đêm

Ban ngày mở rèm sáng, bật nhạc vui tươi và chơi với bé. Ban đêm duy trì môi trường tối, yên tĩnh. Khi dậy cho bé ăn đêm mẹ cũng chỉ mở đèn ngủ với ánh sáng vừa đủ, không dùng đèn quá sáng.

2. Không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Chỉ nên để bé ngủ giấc ngày 2h, sau đó đánh thức bé dậy ăn, thay bỉm và chơi. Bé phải có khoảng thời gian thức chơi giữa các cữ ngủ ngày. 

3. Đảm bảo tổng thời gian thức

Tính tổng thời gian thức và ngủ của con theo độ tuổi. Nếu có thể mẹ hãy giữ bé thức đủ thời gian tối thiểu giữa các giấc ngày

4. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ

Đến giờ đi ngủ, mẹ tắt điện, tạo không gian yên tĩnh để bé tự ý thức vào giấc ngủ, dần dần bé sẽ hình thành thói quen tốt. Thời gian đầu sẽ gặp một số khó khăn tuy nhiên sau nhiều lần làm quen bé sẽ tự điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình và đi ngủ đúng giờ, khoa học hơn.

5. Loại bỏ các thói quen xấu vào ban đêm

Bú đêm là một trong những thói quen không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà mẹ cần hạn chế. Các em bé từ 6 tháng trở lên đã có thể ngủ xuyên đêm mà không cần thức dậy để bú. Mẹ hãy tham khảo với bác sĩ của con về thời điểm cai sữa đêm của bé, cắt giảm từ từ cữ bú để bé có được giấc ngủ trọn vẹn ban đêm. Điều này hỗ trợ tốt cho các hormon tăng trưởng hoạt động trong lúc bé ngủ, giúp bé có được sự phát triển tốt nhất.

6. Hãy kiên nhẫn

Nếu trước đó bé đã tập được thói quen ngủ xuyên đêm tốt, bỗng dưng dừng lại đột ngột. Bé hay giật mình, khóc quấy giữa đêm, khó ngủ, bám mẹ thì có thể bé đang trong những tuần tăng trưởng (hay còn gọi là wonder weeks). Giai đoạn này có thể kéo dài 1 tuần đến hơn 1 tháng, và sau khi bé học được kỹ năng mới, hiểu biết thêm điều mới (học lật, học bò, tự ngồi dậy…), bé sẽ dễ chịu và ngủ ngon trở lại. Vì thế, mẹ cần theo dõi các giai đoạn phát triển của con để hiểu bé hơn.

7. Rèn cho bé tự ngủ

Nếu mẹ cứ ẵm bồng bé trên tay để dỗ cho bé ngủ say rồi mới đặt bé nằm xuống, bé sẽ bám mẹ nhiều hơn, và phải được bế ru mới chịu ngủ. Có khi mẹ phải nằm cạnh bé suốt giấc ngủ, vì chỉ cần rời đi bé sẽ lập tức thức giấc. Vì thế, việc tập cho bé tự ngủ rất quan trọng để giúp bé có được giấc ngủ trọn vẹn. Mẹ có thể tham khảo các phương pháp luyện ngủ cho con hoặc sử dụng Nôi Tự Động để tập thói quen tự ngủ cho bé.

Nôi Tự Động của Autoru bắt chước nhịp chuyển động như khi bé còn trong bụng mẹ, giúp bé cảm thấy dễ chịu và tự dỗ mình vào giấc ngủ. Khi giật mình hay chuyển giấc, nhịp đưa êm ái của chiếc nôi điện sẽ giúp bé tự ngủ trở lại mà không cần mẹ bồng bế, ru ngủ.

Công nghệ BACKUP – POWER: Sử dụng được với sạc dự phòng khi bị mất điện hoặc đi du lịch, về quê… ở những nơi không có nguồn điện trực tiếp

HỆ DÂY TREO MỀM: Triệt tiêu được lực quán tính dư thừa, giúp nôi đưa rất đều và cực kỳ êm ái

← Bài trước Bài sau →
article